Hầu như năm nào cũng có nhiều chương trình quyên góp cho bà con dân tộc thiểu số được khởi xướng, và cũng ngày càng có nhiều chính sách để giúp đời sống của họ phát triển hơn. Thế nhưng, tại sao cho đến nay người dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn nghèo dai dẳng?
Dưới đây là một số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo đói kéo dài cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị trường
Phần lớn cư dân những vùng dễ sống như đồng bằng đều là người Kinh. Trong khi đó, người dân tộc thiểu số lại chủ yếu sống ở những nơi có vị trí địa lý tách biệt, thậm chí hiểm trở, khó di chuyển, khó thiết lập hạ tầng giao thông để có thể giao thương suôn sẻ với các vùng, địa phương khác.
Điều đó cũng khiến họ bị hạn chế tiếp xúc với thị trường, cũng như những tiện nghi, nền giáo dục, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thời hiện đại.
Bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ
Khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa cũng góp phần trong vấn đề vừa nêu ở phần trên. Nhiều người dân tộc thiểu số vẫn không nói sõi tiếng Việt để có thể mua bán, học hỏi với người ở những vùng lân cận. Ngoài ra, văn hóa của họ đôi khi cũng là một yếu tố gây cản trở cho việc phát triển. Nhiều nơi vẫn còn tồn tại các hủ lục, luật lệ rất lạc hậu khiến dân trí bị kìm hãm, hoặc tạo ra nhiều khác biệt trong ứng xử, lối sống so với những quy chuẩn chung của xã hội hiện đại, khiến họ bị cô lập về mặt xã hội, càng làm cho họ quanh quẩn trong vòng lặp đói nghèo - kém phát triển.
Hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng
Như đã nêu ở trên, người dân tộc thiểu số lại chủ yếu sống ở những nơi có địa hình hiểm trở, đất đai khó trồng trọt hay phát triển một hoạt động kinh tế nào. Đất đai ở khu vực sinh sống của người dân tộc thiểu số cũng đa phần chưa được cải tạo phù hợp để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho đời sống của họ.
Tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống thấp
Điều này thấy rõ nhất ở những người dân tộc thiểu số lớn tuổi, thuộc các thế hệ trước. Vì nề nếp sống đã ăn sâu, hoặc do những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, họ thường không rời khỏi nơi mình đã sinh sống quá nửa hoặc gần hết cuộc đời. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người dân tộc thiểu số trẻ nói lưu loát tiếng Việt và di cư đến những vùng, địa phương khác để làm việc hoặc sinh sống. Đó thể là niềm hy vọng cho một tương lai khởi sắc hơn của đồng bào dân tộc thiểu số.
Trình độ học vấn thấp
Trình độ học vấn thấp góp phần gây ra những vấn đề ở trên, nhưng đồng thời, các vấn đề bên trên cũng khiến trình độ học vấn của người dân tộc thiểu số không phát triển được. Đây là một vòng lặp nan giải
Chung tay cùng ASIF để giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số
Cần phải có nhiều tác động mới có thể đẩy chất lượng sống của người dân tộc thiểu số lên một mức cao hơn. Hiện tại, quỹ ASIF đang đẩy mạnh hai dự án đó là “Giếng sạch trao buôn” và “Gùi nước về làng” ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
“Giếng sạch trao buôn” sẽ giúp người dân hai tỉnh vừa nêu có thêm 500 giếng nước sạch sẽ, an toàn vệ sinh được khoan mới hoàn toàn. Còn “Gùi nước về làng” sẽ thay thế công cụ gùi nước thô sơ, cáu bẩn của người dân bằng chiếc gùi chuyên dụng, vừa hiệu quả cao vừa hợp vệ sinh hơn. Hai dự án sẽ góp phần mang lại những tác động tích cực cho vấn đề nước sạch và y tế - sức khỏe của người dân tộc thiểu số ở Gia Lai và Kon Tum.
Bạn có thể tìm hiểu về hai dự án qua các thông tin bên dưới. Nếu bạn cũng có thôi thúc muốn giúp đỡ bà con dân tộc ở những vùng núi hẻo lánh, khó khăn, hãy đồng hành cũng quỹ ASIF để tạo ra những tác động tích cực cho họ.
Tìm hiểu thêm tại:
Dự án Giếng sạch trao buôn: www.giengsachtraobuon.org
Dự án Gùi nước về làng: www.guinuocvelang.org
Comments